Các biến thể T-90

Có ít nhất 5 biến thể khác nhau của T-90. Người Nga xác nhận sự tồn tại của một mẫu dành cho xuất khẩu vào tháng 6 năm 1996 với các trang bị và động cơ đã bị biến đổi, và người Nga cũng đã sản xuất hai kiểu T-90S (hay "C" một số khi dùng khi không dịch tiếng Kirin) và biến thể xe chỉ huy T-90SK. Xe chỉ huy T-90K khác về thiết bị radio và thiết bị lội nước và một hệ thống nổ từ xa Ainet để chống lại đạn HEF. Cũng có một số tham khảo về một kiểu T-90E, nhưng vẫn chưa được chứng minh.

Các phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ: T-90S Bhisma và T-90SM

Xe tăng T-90 Bhisma của Ấn Độ, sản xuất dựa trên T-90S của Nga

Hợp đồng bán các loại xe tăng T-80UDT-84 của Ukraina cho Pakistan đã khiến cho Ấn Độ, đối thủ truyền kiếp của Pakistan lo lắng vì các loại tăng Ấn Độ lúc đó như Ajeya MK (một phiên bản của T-72 sản xuất tại Ấn Độ) đang có dấu hiệu lạc hậu (nhất là sau những thông tin về việc T-72 thể hiện rất kém trước các mẫu tăng hiện đại[69]). Rõ ràng, Ấn Độ nhận thấy họ đang cần một loại xe tăng mới nhằm tạo một đối trọng với T-80UD và T-84. Những thất bại và trì hoãn trong việc phát triển mẫu tăng nội địa Arjun càng khiến ưu thế về tăng thiết giáp và quân sự của Ấn Độ bị xói mòn so với đối thủ Pakistan.[69] Cuối cùng, T-90 xuất hiện như một lựa chọn phù hợp với tình hình Ấn Độ lúc đó.

Năm 2001 Ấn Độ đã đặt mua 310 xe tăng T-90S của Nga, trong đó có 120 chiếc đã hoàn thành, 100 chiếc đã lắp đặt xong các thiết bị cơ bản, còn 90 chiếc mới hoàn tất một nửa. T-90 được chọn vì nó là bản nâng cấp của mẫu T-72 mà Ấn Độ sử dụng thành thục, đồng thời sức mạnh của nó cũng có thể cạnh tranh ngang ngửa với T-80UDT-84 của Pakistan. Giá trị của hợp đồng lên tới 795 triệu USD[69], bao gồm cả chi phí chuyển nhượng công nghệ và các hệ thống vũ khí của T-90. Ngày 26/10/2006, một hợp đồng 330 chiếc T-90S trị giá 800 triệu USD cũng được ký kết[70] Tổng cộng, Ấn Độ đang muốn sở hữu hơn 1500 xe tăng T-90S cho đến năm 2020[71]. Một nguồn tin khác nói cụ thể hơn là T-90 sẽ là thành phần nòng cốt của lực lượng Tăng thiết giáp Ấn Độ, với số lượng là 1657 chiếc[69].

T-90 Bhishma của Ấn Độ đang biểu diễn trên thao trường

Đồng thời, vào năm 2006-2007, Ấn Độ cũng đã tiến hành sản xuất mẫu T-90 "Bhisma" nội địa với sự giúp đỡ của các chuyên gia Pháp và Nga. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và sản xuất, một số trục trặc cũng phát sinh, thí dụ như thiết bị nhìn hồng ngoại của Pháp không thích hợp với một quốc gia có khí hậu nóng như Ấn Độ[72]. Dù sao, năm 2006 nhà máy quân sự Ordance đã nhận giải thưởng trị giá 2,5 tỉ USD của chính phủ vì thành tích đã sản xuất hơn 1.000 xe tăng Bhisma. Cần chú ý là các mẫu T-90 Ấn Độ sản xuất không có hệ thống gây nhiễu tên lửa Shtora vì Ấn Độ không đặt mua, mặc dù có thông tin cho rằng một hợp đồng sản xuất phiên bản mới hơn được trang bị hệ thống này hiện đang được bàn thảo[73]. Cuối cùng, vào tháng 4 năm 2008, quân đội Ấn Độ đã gửi một đề nghị các hãng Rafael, BAE Systems, Raytheon, Rosoboronexport, Saab, và IBD Deisenroth Engineering nhằm đặt mua hệ thống gây nhiễu tên lửa cho Bhishma.[74] Giá trị hợp đồng này được ước tính lên tới 270 triệu Mỹ kim. Hệ thống LEDS-150 của Hãng Saab (Thụy Điển) cuối cùng đã thắng thầu vào tháng 1 năm 2009.[75] Tuy nhiên, việc thực hiện bị chậm trễ, đến năm 2016 thì liên doanh Ấn Độ - Saab mới bắt đầu sản xuất hệ thống này[76]

Một hợp đồng thứ 3 trị giá 1,23 tỉ Mỹ kim đã được ký vào tháng 12 năm 2007, với nội dung đặt mua 347 xe tăng T-90S nâng cấp, phần lớn số này sẽ được lắp ráp bởi HVF. Phía Ấn Độ hy vọng rằng họ sẽ có thể tổ chức một lực lượng xe tăng bao gồm 21 trung đoàn T-90 và 40 trung đoàn T-72 nâng cấp. Việc chuyển giao số xe tăng T-90S sẽ bắt đầu vào cuối năm 2009.[77][78] Loạt 10 chiếc T-90M "Bhishma" đầu tiên đã được giới thiệu với quân đội Ấn Độ vào ngày 24 tháng 8 năm 2009. Số xe tăng này được chế tạo tại Nhà máy Cơ giới Hạng nặng ở Avadi, Tamil Nadu.

Mẫu xe T-90SM khi mới được quảng bá lập tức gây được sự chú ý của giới quân sự Ấn Độ và có ý kiến lo ngại rằng việc nhập khẩu mẫu xe tăng này sẽ làm hại đến tương lai của loại xe tăng do Ấn Độ tự nghiên cứu - Arjun Mk2[79], tuy nhiên giới quân sự Ấn Độ đã bác bỏ thông tin về việc "khai tử" Arjun Mk2 và cho rằng cả hai mẫu tăng đều quan trọng cho Ấn Độ[80].

Tháng 9 năm 2013, Ấn Độ ký hợp đồng sản xuất 235 xe tăng T-90SM dưới sự chuyển giao công nghệ của Nga, trị giá lên tới 1 tỉ đôla Mỹ.[81][82] Ấn Độ dự kiến triển khai 6 trung đoàn xe tăng sở hữu tổng cộng 354 xe tăng T-90SM tại biên giới Ấn Độ-Trung Quốc, bởi vì thiết kế của T-90SM tỏ ra phù hợp với điều kiện của khu vực đó.[80]

Năm 2019, Ấn Độ và Nga đã ký kết thỏa thuận sản xuất được cấp phép đối với 464 xe tăng T-90S với chi phí khoảng 3,12 tỷ USD.

Tổng cộng người Ấn hy vọng tổ chức được 21 trung đoàn xe tăng T-90 cho đến năm 2020, với mỗi trung đoàn có 45 xe tăng trong tình trạng chiến đấu và 17 xe tăng dùng để huấn luyện và xe tăng dự bị.[83]

Xuất khẩu

T-90 đã được cấp phép xuất khẩu ngay từ ngày 5 tháng 10 năm 1992. Tuy nhiên trong suốt một thời gian dài, các lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Nga chưa bao giờ cho T-90 xuất hiện tại các buổi triển lãm vũ khí quốc tế mà chỉ cho trình làng các mẫu T-72 mới của nhà máy Uralgavonzavod mà thôi, có lẽ với mục đích nhằm dồn sức cho việc quảng cáo các mẫu xe tăng thuộc dòng T-80U của Nga[84][85]. T-90 xuất hiện lần đầu tiên tại buổi triển lãm IDEX tại Abu Dhabi vào năm 1997, nhưng các thông tin về nó không được giới thiệu kèm theo, điều này có nghĩa là T-90 không được giới thiệu chính thức trong buổi triển lãm đó. Nhưng trong lần này bản thân T-90 đã thể hiện hết sức thành công và đã lôi kéo được rất nhiều sự chú ý của các chuyên gia quân sự trên thế giới.[84]

T-90S của Ấn Độ năm 2011

Trong những năm qua, xe tăng chiến đấu T-90S là sản phẩm quân sự đã được cung cấp chủ yếu cho Ấn Độ và Algérie, ngoài những quốc gia này không có bước đột phá nào đáng kể. Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Konstantin Makiyenko, sau các hợp đồng ký kết với Ấn Độ, Algérie, Nga sẽ không còn những khách hàng chủ yếu và doanh số bán hàng có thể bắt đầu suy giảm.

Bên cạnh đó, các nước khác đã đẩy mạnh việc phát triển các thiết kế dựa trên xe tăng của Liên Xô và Nga, từ đó, quay lại cạnh tranh với hoạt động xuất khẩu của Nga. Tiêu biểu là Trung Quốc, các sản phẩm của nước này như Xe tăng chủ lực kiểu 98 dù có sức mạnh thấp hơn T-90 nhưng mức giá thì rẻ hơn rất nhiều, đối với những nước nghèo thì xe tăng mang công nghệ vừa phải với mức giá thấp là lựa chọn ưu tiên hơn là xe tăng công nghệ cao. Mức giá cao hơn của T-90S so với các mẫu xe của Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến việc xe tăng này của Nga bị thất bại trong nhiều cuộc đấu thầu.

Tuy nhiên, sau màn thể hiện hiệu quả trong Nội chiến Syria năm 2015, nhiều quốc gia ở Trung Đông và châu Á đã tỏ ra quan tâm tới T-90. Đầu năm 2017, Nga đã ký một hợp đồng quy mô lớn bán xe tăng chủ lực T-90MS cho một nước giấu tên ở khu vực Trung Đông,[86] mà sau đó được xác định chính là Kuwait. Iraq cũng quyết định mua 73 xe tăng T-90 cũng vào năm 2017. Việt Nam cũng đã đặt mua dòng xe tăng này để thay thế dần các xe tăng T-54/55 đã cũ. Lô T-90S/SK đầu tiên cũng đã đến Việt Nam vào ngày cuối cùng của năm 2018.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: T-90 http://www.china.org.cn/top10/2012-08/14/content_2... http://www.antaranews.com/en/news/79885/russia-to-... http://www.armyrecognition.com/idex_2013_news_cove... http://www.armyrecognition.com/russia_russian_army... http://www.armyrecognition.com/september_2013_defe... http://www.bharat-rakshak.com/LAND-FORCES/Army/Ima... http://trishulgroup.blogspot.com/2009/01/indias-bo... http://www.business-standard.com/india/news/army-s... http://www.datviet.com/khoanh-khac-xe-tang-m1-my-t... http://daubao.com/lua-thu-vang-khong-nga-quy-o-chi...